Mỗi sản phẩm điện tử đều có tuổi thọ giới hạn và không có gì là mãi mãi. Việc kiểm tra xem máy tính đã hoạt động bao nhiêu năm là cách để đưa ra phương án thay thế đúng đắn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cách kiểm tra tuổi thọ máy tính để bạn tìm hiểu xem máy tính cũ hay chưa?
Hướng dẫn cách kiểm tra tuổi thọ máy tính đơn giản
Cách 1: Kiểm tra số sê-ri máy tính (laptop)
Số sê-ri là số nhận dạng duy nhất cho máy tính. Bạn có thể sử dụng nó để tìm kiếm những thông tin liên quan từ wedsite của nhà sản xuất.
Số sê-ri của thiết bị có thể được in ở dưới đáy hoặc bên trong vỏ. Tuy nhiên, cách nhanh nhất để lấy nó là thông qua Command Prompt. Bạn nhấn Windows + R để mở hộp thoại Run, rồi nhập cmd và Enter.
Nhập dòng lệnh dưới đây để xem số serial máy của bạn: wmic bios get seriesnumber
Khi đã biết số serial, bạn ghi lại nó. Sau đó truy cập vào trang web nhà sản xuất máy tính. Ở đó bạn có thể tra cứu bằng mã serial máy tính và họ sẽ cho bạn biết về Ngày giao hàng (Ship date). Đây là ngày sản phẩm đã được vận chuyển từ kho cuối của nhà sản xuất đến tay khách hàng hoặc nhà bán lẻ.
Xem thêm: Cách kiểm tra tuổi thọ pin laptop
Cách 2: Kiểm tra phiên bản BIOS máy tính
BIOS chịu trách nhiệm khởi động PC đúng cách. Mốc thời gian BIOS được sản xuất có thể tương đương với máy tính. Điều này sẽ giúp bạn xác định máy tính của mình đã cũ như thế nào.
Để kiểm tra mốc thời gian của phiên bản BIOS, bạn nhập msinfo32 trong Run (Windows + R). Chú ý đến khung bên phải của cửa sổ, bạn thấy dòng BIOS Version/Date.
Ngày được ghi ở đây chính là mốc thời gian cho phần mềm BIOS mà thiết bị đang được sử dụng, cho biết thời gian gần đúng về thời điểm máy tính bạn được sản xuất.
Cách 3: Xem ngày phát hành của CPU
Một cách kiểm tra tuổi thọ máy tính khác đó chính là kiểm tra CPU của máy đã tồn tại được bao lâu. Tất nhiên, cách này sẽ không mấy hữu ích nếu như bạn đã từng thay đổi CPU cho bộ máy. Để kiểm tra cấu hình CPU chính xác, bạn nhập msinfo32 trong Run.
Ở khung bên phải, bạn tìm thấy mục Processor cùng với tên CPU hoàn chỉnh. Hãy ghi nhớ lại nó.
Tiếp theo, truy cập vào trang dữ liệu sản phẩm của nhà sản xuất CPU (Intel hoặc AMD). Tại đây nhập tên CPU vào ô tìm kiếm để tra cứu các thông tin sản phẩm.
Chú ý đến mục Launch Date, đây là mốc thời gian dòng CPU đã được sản xuất và nhờ đó các bạn ước tính được tuổi thọ của CPU.
Khi nào cần mua máy tính mới?
Đôi khi máy tính có thể hoạt động hiệu quả lâu hơn 5 năm, thậm chí hoạt động sau 10 năm nhưng có nhiều tác vụ sẽ bị hạn chế. Sau đây là một số “triệu chứng” cho thấy đã tới lúc nên mua một chiếc laptop mới
Vấn đề tương thích sau khi nâng cấp phần cứng
Bước đầu tiên để nâng cấp máy tính là nâng cấp RAM hoặc sử dụng ổ cứng SSD. Tuy nhiên, việc nâng cấp bo mạch chủ hoặc CPU có thể sẽ gặp sự cố tương thích. Chưa kể chi phí khá cao.
Mọi thứ trở nên chậm chạp
Các ứng dụng có thể sẽ mất nhiều thời gian để tải trên máy tính cũ. Khi chạy phiên bản mới nhất của chương trình, phần cứng cũ không theo kịp. Bên cạnh đó, việc khởi động hoặc tắt máy tính rất chậm.
Không thể cài đặt hệ điều hành mới nhất
Microsoft phát hành nhiều bản cập nhật Windows sẽ giúp cải tiến về bảo mật, hoạt động, sửa lỗi và cung cấp tính năng mới. Nhưng bạn không thể cài đặt hệ điều hành mới nhất trên máy tính của mình.
Các trường hợp khác
- Laptop bị treo thường xuyên
- Màn hình không giống như trước đây
- Máy tính gặp sự cố đa nhiệm
- Phải sửa phần cứng đắt tiền
- Quạt máy tính kêu quá to.
Vậy là chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn 3 cách kiểm tra tuổi thọ máy tính. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn! Cảm ơn bạn đã chia sẻ.
Để lại một bình luận