Microsoft đã chính thức công bố hệ điều hành Windows 11. Để thuận tiện cho người dùng trải nghiệm, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn cách giúp người dùng kiểm tra máy tính có cài được Windows 11 không. Hãy cùng theo dõi nhé!
Kiểm tra máy tính có cài được Windows 11 không bằng Windows PC Health Check
Đây được xem là phần mềm phổ biến nhất để người dùng Windows xem máy tính có cập nhật được Win 11 không. Với các bước thực hiện đơn giản như sau:
Bước 1. Bạn nhấn vào link sau để tải chương trình Windows PC Health Check của Microsoft về máy tính:
Bước 2. Mở file vừa tải về và chọn I accept the terms in the License Agreement rồi nhấn Install.
Bước 3. Sau khi cài đặt thành công PC Health Check, tại banner Introducing Windows 11, bạn chọn Check now.
Bước 4. Nếu máy bạn đủ điều kiện để nâng cấp lên Windows 11, ứng dụng hiện thị tick xanh và xuất hiện thông báo This PC can run Windows 11. Còn nếu hiện thông báo “This PC can’t run Windows 11“, bạn vẫn nhận được các bản cập nhật Win 10 đều đặn cho đến ngày 14 tháng 10 năm 2025.
Tại sao máy tính cấu hình khủng vẫn bị báo không thể chạy Windows 11?
Windows 11 được thiết kế hoạt động trên tất cả những phần cứng đủ cấu hình tối thiểu, nhưng có vẻ như PC Health Check đang sử dụng một quy chuẩn không chính xác mà Microsoft đưa ra, đó chính là việc người dùng PC/Laptop phải sử dụng CPU Intel Gen 8 hay CPU AMD Zen 2 trở lên cũng như bật TPM 2.0 thì mới đạt chuẩn để cài Windows 11. Ngược lại, nếu người dùng chạy CPU đã cũ hoặc không bật TPM 2.0, mặc nhiên PC Health Check sẽ cảnh báo lỗi “This PC can’t run Windows 11” khi kiểm tra.
Cho bạn nào chưa biết thì yêu cầu cấu hình Windows 11 tối thiểu không đòi hỏi nhiều. Các thiết bị trang bị CPU 2 nhân, 4GB RAM và ít nhất 64GB dung lượng lưu trữ đều cài được Win 11. Tuy nhiên, Microsoft mới đây đã thông báo về yêu cầu cấu hình đề nghị của Win 11 khi yêu cầu hỗ trợ TPM 2.0 (Trusted Module Platform) với CPU Intel Gen 8 hoặc AMD Zen 2 trở lên, đó chắc chắn là lý do tại sao máy tính cấu hình cực khủng (chẳng hạn như CPU Intel Core i9-10900K và card đồ họa RTX 2080) lại cho cảnh báo lỗi “This PC can’t run Windows 11” khi check bằng PC Health Check.
Xem thêm: Hướng dẫn cài Win 11 Beta
Cách khắc phục lỗi This PC can’t run Windows 11
Đừng lo lắng, nếu bạn nhận thông báo không tương thích từ PC Health Check do TPM không tương thích. Sẽ có 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: Máy đã cũ không có TPM 2.0
- Trường hợp 2: Máy tính TPM bị tắt và có thể kích hoạt lại nó.
Vậy làm sao biết máy có hỗ trợ TPM 2.0 hay không?
Kiểm tra máy tính có hỗ trợ TPM 2.0 hay không?
- Bạn nhấn Windows + R để mở hộp thoại Run. Sau đó gõ tpm.msc rồi nhấn OK.
- Tại mục TPM Manufacturer Information, kiểm tra phần Specification Version nếu 2.0 thì tức là PC/laptop có hỗ trợ TPM 2.0 và sẵn sàng cho việc cập nhật lên Windows 11.
Sửa lỗi cảnh báo “This PC can’t run Windows 11”
Nếu máy chạy CPU Intel Gen 8 và AMD Zen 2 trở lên nhưng vẫn nhận thông báo “This PC can’t run Windows 11” thì có thể TPM 2.0 trên máy đang bị tắt. Cách bật TPM 2.0 như sau:
- Bước1: Bạn vào UEFI/BIOS lên bằng cách nhấn [Del] khi máy tính khởi động (một số dòng máy sẽ là F12, F11).
- B2: Sau khi vào được UEFI/BIOS, tùy từng dòng máy sẽ có giao diện và cài đặt khác nhau. Tìm đến Trusted Computing 2.0 (TPM 2.0) và bật nó lên. Ví dụ như hình phía dưới, trên bo mạch chủ Gigabyte X570 Aorus Master, tìm tới Settings -> Miscellaneous -> Trusted Computing 2.0 và bật Security Device Support là Enable, cuối cùng lưu lại và restart là hoàn thành.
- B3: Sau khi khởi động lại, kiểm tra bằng PC Health Check để xem còn cảnh báo “This PC can’t run Windows 11” hay không nhé.
Lưu ý: Cách sửa lỗi trên chỉ hỗ trợ cho PC hoặc Laptop chạy CPU Intel Gen 8 và AMD Zen 2 trở lên.
Cách kiểm tra máy tính có cập nhật được Windows 11 không bằng WhyNotWin11
Giờ đây, nhà phát triển Robert Maehl phát hành ứng dụng mã nguồn mở thực hiện công việc tốt hơn nhiều so với ứng dụng PC Health Check của Microsoft.
WhyNotWin11 sẽ kiểm tra xem máy bạn có đủ điều kiện để nâng cấp lên Win 11 mới không, theo tất cả các tiêu chí liên quan. Ứng dụng được cập nhật nhiều lần để phản ánh các thay đổi trong của Microsoft.
Ứng dụng này giúp người dùng phát hiện bất kỳ vấn đề không tương thích nào, để dễ tìm hướng khắc phục trước khi nâng cấp lên Windows 11.
Như vậy, bài viết trên đây Yeucongngheso đã chia sẻ tới bạn cách kiểm tra máy tính có cài được Windows 11 không, lý giải tại sao PC khủng lại bị thông báo “This PC can’t run Windows 11” cũng như hướng khắc phục hiệu quả. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết và chúc bạn thực hiện thành công!
Để lại một bình luận