Có rất nguyên nhân dẫn đến việc gộp ổ cứng trên Win 10 của bạn không thành công. Điều này khiến dung lượng máy bị hạn chế hoặc máy tính chạy không chạy mượt, làm cho bạn khá khó chịu. Vì vậy, bài viết này của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra một số nguyên nhân cũng như cách sửa lỗi không gộp được ổ cứng trong Win 10. Hãy cùng theo dõi nhé!
Tại sao không gộp được ổ cứng trong Win 10
Trong quá trình sử dụng thì lượng dữ liệu lưu trữ lên từng phân vùng sẽ không đều nhau do mục đích sử dụng. Và công cụ của Microsoft cũng hỗ trợ người dùng xóa đi các phân vùng không dùng đến và gộp nó với phân vùng cần thiết.
2 phân vùng không ở cạnh nhau
Các bạn có thể gộp các phân vùng ổ cứng lại với nhau khi những phân vùng này nằm sát cạnh nhau. Ví dụ ở hình bên dưới, bạn chỉ có thể gộp được phân vùng ổ E với D, ổ E với ổ G hoặc ổ C với ổ D và không thể gộp ổ D với G (hay ổ C với E).
Một trong hai phân vùng chưa được định dạng
Bạn chỉ gộp 2 phân vùng ổ cứng với nhau khi và chỉ khi 1 trong 2 phân vùng đã được đưa về trạng thái chưa định dạng (phân vùng đĩa trống (free space) ). Do đó trước khi tiến hành gộp phân vùng ổ cứng bạn nên lưu trữ dữ liệu ở trong phân vùng ổ cứng được đưa về trạng thái chưa định dạng để tránh trường hợp mất dữ liệu.
Xem thêm: Cách xóa phân vùng ổ cứng win 10
Hoặc có thể chuyển vùng dữ liệu mình muốn nếu như nó nằm cách nhau (chuyển dung lượng kiểu dồn) bằng cách sử dụng phần mềm qua trung gian phân vùng nằm ở giữa 2 phân vùng bạn muốn gộp với nhau lại.
Phân vùng không đủ dung lượng (ít hơn 1GB)
Phân vùng chính của máy tính phải có ít nhất 1GB trống. Để khắc phục lỗi không đủ dung lượng, bạn hãy xóa bớt các file không cần sử dụng nữa để giải phóng dung lượng cho phân vùng chính. Hoặc đưa phân vùng thứ 2 về trạng thái chưa định dạng (Unallocated). Sau đó, sử dụng “resized partition” để gộp phân vùng trạng thái chưa định dạng vào phân vùng chính.
Cách khắc phục lỗi không gộp được ổ cứng trong Windows 10
Trong trường hợp bạn đã thực hiện đúng kĩ thuật nhưng Win 10 vẫn không gộp được ổ đĩa, bạn có thể tiến hành gộp ổ đĩa bằng phần mềm Minitool Partition Wizard.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Tải MiniTool Partition Wizard về máy tính.
Bước 2: Sau khi cài đặt xong thì mở công cụ lên. Nếu muốn gộp ổ D sang ổ C, bạn click phải chuột vào ổ D và chọn Move/Resize.
Bước 3: Click vào mũi tên bên trái để điều chỉnh phần dung lượng của ổ D muốn chuyển sang cho ổ C, tức là bạn có thể chọn gộp toàn bộ ổ D vào ổ C hoặc chỉ chuyển 1 phần dung lượng của ổ D sang cho ổ C. Xong sau đó click OK.
Bước 4: Quay lại giao diện ban đầu, click ổ C rồi chọn Move/Resize.
Bước 5: Tiếp đó, click vào mũi tên bên phải để nhận phần dung lượng mới từ ổ D gộp sang ổ C. Tiếp theo click OK.
Bước 6: Click vào nút Apply ởgóc trên bên trái để tiến hành gộp 2 phân vùng vào với nhau. Một hộp thoại nhỏ hiện ra để xác nhận, bạn click Yes để tiếp tục.
Vậy là hoàn thành, dung lượng của ổ D đã được gộp sang cho ổ C.
Hãy tham khảo cách khắc phục lỗi không gộp được ổ cứng trong Win 10 mà yeucongngheso.com đưa ra để có thể thao tác gộp phân vùng ổ đĩa thành công rồi nhé!
Để lại một bình luận