Ổ cứng SSD dần khẳng định được vị trí trên thị trường công nghệ nói chung và ngành công nghiệp lưu trữ nói riêng. Khi ra mắt sản phẩm, người dùng đã rất ấn tượng với những ưu điểm vượt trội như tốc độ nhanh, hoạt động êm hơn, hiệu suất và độ bền cao. Việc tìm hiểu các thông số ổ cứng SSD sẽ giúp người dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm để lựa chọn cho mình chiếc ổ cứng phù hợp.
Các thông số ổ cứng SSD bạn nên biết
Thành phần bộ nhớ
Thông thường các ổ cứng SSD dùng cho cá nhân thường dùng MLC – Multi level cell, còn các loại cho doanh nghiệp thì dùng SLC – Single level cell. Loại này hoạt động ổn định hơn, nhưng giá thành thì cao hơn.
Dung lượng của ổ cứng
Dung lượng cũng là một trong những thông số kỹ thuật ổ cứng SSD đáng quan tâm. Nếu bạn chỉ có nhu cầu làm việc văn phòng thì SSD có dung lượng 256GB là đủ dùng. Với những bạn không ngần ngại chi tiền để chơi các game nặng hay render, làm video 4K… thì việc sắm cho mình ổ cứng SSD 1TB là điều cần thiết.
Giao thức
Thông số SSD này thể hiện cách ổ cứng SSD nói chuyện với những ứng dụng và các phần cứng khác thông qua bộ điều khiển. SSD và mainboard có cùng giao tiếp mà khác giao thức thì cũng sẽ không hoạt động được. Có 2 dạng giao thức chính đó là SATA và NVMe.
- SATA là giao thức hỗ trợ cả 2 ổ SSD và HDD nên băng thông sẽ bị giới hạn ở mức độ nhất định. Tốc độ truyền dữ liệu tối đa ở giao thức SATA đạt 600MB/s (chuẩn SATA 3.0) và hỗ trợ chế độ AHCI (Advanced host controller interface).
- Khác với SATA, giao thức NVMe (non-volatile memory express) được dành riêng cho các ổ cứng SSD nên có tốc độ truyền tải cực nhanh. NVMe sử dụng 4 tuyến PCIe 3.0 truyền dữ liệu với tốc độ băng thông lên đến 4GB/s. Độ trễ trên SSD sử dụng giao thức NVMe cũng được giảm đi đáng kể.
Cổng giao tiếp
Trên thị trường hiện nay, người dùng có thể lựa chọn 4 cổng giao tiếp sau bao gồm: SATA 2, SATA 3, PCI-Express và USB 3.0. Với mainboard hoặc laptop dòng cũ thì chỉ hỗ trợ SATA 2, nên chọn mua SSD có cổng giao tiếp SATA 2. Để phát huy hết hiệu năng của ổ cứng SSD thì SATA 3 được quan tâm nhiều hơn hết. Riêng cổng USB nên lưu ý có thể bị nghẽn băng thông và khi sao chép hay di chuyển dữ liệu sẽ bị chậm. PCI Express thì khá hiếm trên thị trường, có tốc độ khá cao, bạn có thể chọn giải pháp này khi máy tính không hỗ trợ SATA 3.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách kiểm tra ổ cứng mới hay cũ
Tốc độ đọc/ghi ngẫu nhiên
Đây mới là các thông số kỹ thuật SSD bạn nên quan tâm khi tìm hiểu về sản phẩm. Việc đọc các tập tin dung lượng nhỏ như tệp tin hệ thống, hệ điều hành, các cache, cookies trình duyệt web, file văn bản, file save game, tài liệu, hình ảnh…diễn ra thường xuyên với số lượng lớn. Các thông số IPOS lớn hơn đồng nghĩa với tốc độ đọc những các nhỏ của ổ cứng SSD cao hơn.
Tốc độ đọc/ghi tuần tự tối đa
Những con số 550MB/s, 520 MB/s có lẽ hấp dẫn với hầu hết những người dùng vì nó đơn giản và dễ hiểu. Tuy nhiên, thực tế hầu như ổ SSD không thể đạt tốc độ này. Nó chỉ là các con số trên lý thuyết và bạn chỉ nên đọc để tham khảo.
Điện năng tiêu thụ
Thông thường ổ SSD có mức tiêu thụ điện năng khoảng 3W. Trên thực tế con số này có thể bị dao động, cao hơn hoặc thấp hơn tùy vào hiệu năng của ổ cứng SSD.
Địa chỉ cung cấp SSD chính hãng
Hiện nay, Yêu công nghệ số đang là một trong những địa chỉ cung cấp ổ cứng SSD nói riêng và các sản phẩm công nghệ nói chung chính hãng, giá cả hợp lý cùng chế độ bảo hành trực tiếp từ nhà phân phối hứa hẹn sẽ mang đến cho người dùng những sản phẩm công nghệ chất lượng nhất.
Mọi thắc mắc về sản phẩm vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0903331387 để được tư vấn chi tiết nhất.
Trên đây là các thông số ổ cứng SSD mà bạn nắm khi lựa chọn ổ SSD cho mình. Hy vọng bài viết có thể mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
YÊU CÔNG NGHỆ SỐ – NHÀ CUNG CẤP SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ CHÍNH HÃNG HÀNG ĐẦU TẠI VIỆT NAM
Trả lời